Một số công nghệ xử lý khí thải
Xử lý bụi cán luyện cao su
Cán luyện cao su ở các nhà máy thường gây ô nhiễm môi trường bởi các tác động ồn, rung và bụi. Trong số đó bụi là tác nhân gây nguy hiểm nhất. Việc khắc phục các tác động trên là vấn đề cần thiết và bắt buộc nhằm bảo đảm môi trường, sức khỏe cho người lao động và tăng hiệu quả sản xuất.
Trong quá trình cán luyện thì thường phát sinh ra bụi ở dạng rất mịn, bụi hô hấp có kích thước rất nhỏ có thể lọt sâu phổi và gây bệnh. Các bao phụ gia để ngổn ngang xung quanh khu vực máy cán, thao tác pha trộn và vận hành làm phát sinh nhiều bụi. Ngoài ra còn các loại bụi phát sinh từ bụi bám dính trên máy, nền nhà xưởng.
Quy trình xử lý bụi cán luyện cao su.
Thuyết minh quy trình:
Bụi phát sinh trong quá trình cán luyện cao su được thu gom bằng các chụp hút đặt trên các thiết bị. Quạt hút trên đường ống sẽ hút và dẫn bụi vào thiết bị cyclone đơn. Không khí lẫn bụi đi vào thiết bị theo phương tiếp tuyến với ống trụ và chuyển động xoáy tròn đi xuống phía dưới, khi gặp phiểu dòng khí bị đẩy ngược lên chuyển động xoáy trong ống trụ trong và tiếp tục sang thiết bị lọc bủi túi vải. Trong quá trình chuyển động của dòng khí trong cyclone các hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm và va vào thành, mất quán tính và rơi xuống dưới. Trong thiết bị lọc túi vải không khí lẫn bụi đi qua tấm vải lọc, đầu tiên các hạt bụi lớn hơn các khe giữa các sợị vải sẽ được giữ lại trên bề mặt, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vật liệu lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lục hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, và lớp này nó có thể giữ được hầu hết các hạt bụi có kích thước nhỏ. Sau một khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng quá lớn, ta phải ngưng và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Khí sau khi quathiết bị lọc túi vải được dẫn qua ống khói và thoát ra ngoài.
Ưu nhược điểm của hệ thống.
Ưu điểm.
Có thể tận dụng lại bụi sau khi xử lý nên có thể giảm chi phí sản xuất.
Hiệu quả xử lý rất cao đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT.
Nhược điểm.
Chi phí đầu tư và vận hành tương đối lớn.
Yêu cầu công nhân vận hành có tay nghề cao.
Hãy liên hệ Công ty Vinakiln để được tư vấn miễn phí về xử lý bụi cán luyện cao su.
2. Xử lý bụi sản xuất gạch men
Giới thiệu
Hiện nay các công trình nhà ở, văn phòng… đều được ốp lát gạch men vì chúng có nhiều lợi ích. Tuy nhiên việc sản xuất ra loại gạch men này tạo ra rất nhiều bụi với kích thước khác nhau, đặc biệt là các hạt bụi có kích thước nhỏ gây ảnh hưởng đến động vật, sức khỏe con người như xơ hóa phổi, ung thư phổi…và ảnh hưởng đến thực vật như quang hợp, cản trở sự thụ phấn…chính vì thế mà xử lí bụi thải gạch men là điều cần thiết.
Các công đoạn phát sinh bụi thải:
• Vận chuyển nguyên vật liệu từ thùng chứa sang máy nghiền
• Máy ép khuôn
• Đánh bóng bề mặt
Bảng xử lý bụi sản xuất gạch men
Quy trình công nghệ xử lý bụi sản xuất gạch men
Thuyết minh quy trình
Bụi thải phát sinh được tập trung lại thông qua chụp hút và đi theo hệ thống đường ống đến màng lọc bằng vải, tại đây các hạt bụi có kích thước lớn được giữ lại khi đi qua các khe hở giữa các sợi vải, lâu dần các hạt kích thước lớn tích tụ lại thành một lớp màng trợ lọc và các hạt có kích thước nhỏ cũng được giữ lại nhờ lớp màng trợ lọc này và có thê đạt hiệu quả lọc lên đến 99,8%. Sau một thời gian nhất định lớp màng này gây ảnh hưởng đến tốc độ lọc và cần phải được loại bỏ ra khỏi lớp vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc.
Hệ thống lọc này có cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả lọc cao và đạt được QCVN 19:2009/BTNMT. Tuy nhiên thì cũng cần phải có thiết bị tái sinh vải lọc và rũ lọc, cải thiện độ bền của thiết bị.
Nếu bạn có nhu cầu xử lý bụi sản xuất gạch men hãy liên hệ ngay với Công ty Vinakiln để được tư vấn tận tình và cụ thể.
3. Xử lý bụi xi măng
Đặc trưng ô nhiễm ngành sản xuất xi măng:
Các nguồn phát sinh bụi có ở hầu hết các công đoạn sản xuất và nồng độ cũng khác nhau từng công đoạn như: Gia công sơ bộ nguyên liệu; nghiền, sấy phối liệu sống; nung Clinker; Nghiền xi măng; Đóng gói.
Bụi xi măng ở dạng rất mịn ( khoảng 3 mm) lơ lửng trong khí thải dễ gây bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó bụi theo gió phát tán rất xa, sa lắng xuống mặt đất và nước, làm suy thoái môi trường.
Tải lượng ô nhiễm bụi xi măng
STT | CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT | HỆ SỐ Ô NHIỄM(kg/tấn clinker) | TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM(kg/năm) |
1 | Bốc dỡ clinker | 0,1 | 8.700 |
2 | Bốc dỡ phụ gia, thạch cao | 0,1 | 1.400 |
3 | Vận chuyển cliker | 0,075 | 6.525 |
4 | Vận chuyển phụ gia, thạch cao | 0,075 | 1.050 |
5 | Dự trữ cliker trong silo | 0,12 | 10.440 |
6 | Dự trữ phụ gia, thạch cao | 0,14 | 1.960 |
7 | Đập phụ gia, thạch cao | 0,02 | 280 |
8 | Nghiền cliker | 0,05 | 4.350 |
9 | Đóng bao xi măng | 0,01 | 1.000 |
10 | Vận chuyển xi măng | 0,01 | 1.000 |
Quy trình xử lý bụi xi măng:
Sơ đồ xử lý bụi xi măng
Thuyết minh quy trình
Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất được thu gom bằng các chụp hút đặt trên các thiết bị. Quạt hút trên đường ống sẽ hút và dẫn bụi vào thiết bị cyclone đơn. Không khí lẫn bụi đi vào thiết bị theo phương tiếp tuyến với ống trụ và chuyển động xoáy tròn đi xuống phía dưới, khi gặp phiểu dòng khí bị đẩy ngược lên chuyển động xoáy trong ống trụ trong và tiếp tục sang thiết bị lọc bủi túi vải. Trong quá trình chuyển động của dòng khí trong cyclone các hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm và va vào thành, mất quán tính và rơi xuống dưới. Trong thiết bị lọc túi vải không khí lẫn bụi đi qua tấm vải lọc, đầu tiên các hạt bụi lớn hơn các khe giữa các sợị vải sẽ được giữ lại trên bề mặt, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vật liệu lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lục hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, và lớp này nó có thể giữ được hầu hết các hạt bụi có kích thước nhỏ. Sau một khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng quá lớn, ta phải ngưng và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải được dẫn qua ống khói và thoát ra ngoài.
Ưu nhược điểm của công nghệ
Ưu điểm:
Công nghệ phù hợp với đặc điểm tính chất của nguồn thải.
Cấu tạo đơn giản hiệu xuất lọc bụi rất cao nồng độ sau xử lý đạt tiêu chuẩn.
Nhược điểm:
Đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc và thiết bị rũ lọc.
Nhân công vận hành lắp đặt phải có tay nghề cao.
Chi phí đầu tư tương đối lớn.
4. Công nghệ thu giữ khí thải
Các chuyên gia Canada thuộc nghiên cứu khí thải cacbon(CSS) phát biểu là việc bán công nghệ CSS cho các nước trên thế giới trong những năm tới sẽ đem lại nguồn thu khổng lồ cho nước này..
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo từ nay đến năm 2050 thế giới sẽ phải bỏ ra từ 2.400 đến 3.400 tỷ USD đầu tư cho các dự án CCS.
Trong khi đó từ vài năm qua Canada đã nghiên cứu và phát triển công nghệ này, nếu công nghệ CCS của Canada được phổ biến ra thế giới sẽ đem lại một nguồn lợi nhuận lớn.
Giám đốc điều hành IEA Nobuo Tanaka cho biết thế giới sẽ cần phải đầu tư xây dựng 100 dự án thu giữ khí thải lớn tới năm 2020, khoảng 850 dự án tới năm 2030 và 3.400 dự án tới năm 2050.
Tham vọng của IEA tới năm 2050 sẽ cắt giảm được 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của mức khí thải năm 2005, nếu công nghệ CCS được phát triển thành công và áp dụng rộng rãi Nsẽ giúp giảm rất nhiều chi phí cho các dự án này.
Dự kiến đến năm 2050, chi phí cho các dự án giảm khí thải sẽ tăng 70% so với năm 2005. Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Lisa Raitt cho biết Chính phủ Canada hiện đã có sẵn ngân khoản 650 triệu CAD để dành cho các dự án nghiên cứu công nghệ CCS.
Công nghệ thu và giữ khí cácbon được đánh giá sẽ là “chìa khóa” giúp ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp tốt cho việc xử lý khí thải , tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngờ về những hậu quả nguy hiểm có thể phát sinh từ những túi khí thải khổng lồ sẽ được giữ dưới lòng đất nếu áp dụng công nghệ này.
Ngoài ra chi phí cho nghiên cứu, phát triển và xây dựng những dự án CCS là khá lớn nên hiện chỉ có một số nước công nghiệp phát triển thực hiện dự án này./.