Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
Một trong những phương pháp xử lý khí thải điển hình là phương pháp hấp phụ. Hấp phụ là phương pháp nhằm giữ lại các hơi và khí độc hại trên bề mặt vật liệu hấp phụ, bằng cách cho dòng khí thải đi qua tháp chứa vật liệu hấp phụ, vật liệu hấp phụ thường dùng là than hoạt tính.
Quá trình hấp phụ xảy ra trong buồng hấp phụ có chứa vật liệu hấp phụ, dòng khí thải được dẫn qua tháp, theo đó, các chất cần hấp phụ sẽ được giữ lại trên bề mặt vật liệu hấp phụ và dòng khí sạch được dẫn ra ngoài.
Tùy theo tính chất và lưu lượng khí thải của từng nhà máy, công xưởng mà chọn kiểu tháp hấp phụ khác nhau. Vật liệu hấp phụ cũng khá đa dạng, có thể kể đến như: than hoạt tính, silicagel, zeolit, và các chất hấp phụ tự nhiên khác,… tùy loại khí thải cần xử lý mà chọn vật liệu hấp phụ thích hợp.
Phương pháp hấp phụ có khả năng làm sạch không khí cao, hiệu quả xử lý trên 90%, giá thành xử lý thấp do vật liệu hấp phụ có khả năng tái sinh, tiết kiệm được chi phí xử lý cho nhà máy.
Công ty Vinakiln chuyên nhận xử lý khí thải với giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng dòng khí thải đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định, các doanh nghiệp có nhu cầu cần xử lý, hãy gọi cho công ty chúng tôi để được tư vấn cụ thể. LH 0915 540 666.
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
Quá trình phân tách các loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng được gọi làxử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ.
Quá trình hấp phụ được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí loại bỏ những chất gây mùi , hơi dung môi, những chất màu, những ion hòa tan trong nước.
Có hai phương thức hấp phụ:
• Hấp phụ vật lý : Các phần tử khí bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ lực liên kết giữa các phần tử. Quá trình này có toả nhiệt, độ nhiệt toả ra phụ thuộc vào cường độ lực liên kết phân tử.
• Hấp phụ hoá học : Khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng nhiệt toả ra lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.
Các chất hấp phụ (vật liệu hấp phụ) : Thường là các loại vật liệu dạng hạt có kích thước từ 6 – 10 mm có độ rỗ lớn. Vật liệu hấp phụ đảm bảo các yêu cầu.
• Có khả năng hấp phụ cao.
• Phạm vi tác dụng rộng – tách được nhiều loại khí.
• Có độ bền cơ học cần thiết.
• Khả năng hoàn nguyên dễ dàng.
• Giá thành thấp.
Thiết bị hấp phụ : phải đảm bảo kích thước để chứa chất hấp phụ đủ lớn, đảm bảo vận tốc khí trên toàn thiết diện ngang của thiết bị nằm trong khoảng từ 0,1 – 0,5 m/s.
Giải hấp : Sự khử hấp phụ là giai đoạn quan trọng của chu trình hấp phụ, khẳng định tính kinh tế của quá trình làm sạch khí thải. Quá trình này nhằm khôi phục lại hoạt tính vốn có của chất hấp phụ và chính là quá trính hấp phụ ngược.
Ứng dụng
o Xử lý khí ô nhiễm
o Lưu lượng khí cần xử lý lớn
o Nồng độ chất ô nhiễm không quá nhỏ
o Thường xử lý SOx , HCl, H2S, HF, Cl2 , NOx axeton,…
o Áp dụng phương pháp này trong quá trình xử lí khí thải sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao
o Thu hồi được các chất để tuần hoàn hoặc chuyển sang các công đoạn sản xuất khác.